Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu “xử lý triệt để vấn đề SIM rác. Chủ tịch, Tổng Giám đốc các công ty, các viễn thông di động phải chịu trách nhiệm cá nhân về SIM rác”, Bộ TT&TT đã ra thông báo quán triệt trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp trong việc thực hiện nghiêm công tác quản lý, đăng ký thông tin thuê bao di động.
Theo đó, Bộ TT&TT yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm nghiêm túc triển khai, xử lý xong tất cả các SIM tồn kênh chuyển về SIM không có thông tin thuê bao (có hoặc không có gói cước).
Điều này nhằm đảm bảo SIM thuê bao phải chính xác, đúng quy định, trùng khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chỉ có thể kích hoạt, phát triển mới bởi chính các nhà mạng theo thời hạn sau:
– Trước ngày 22/3: Các SIM đang khóa 2 chiều, có thông tin thuê bao, có gói cước phải chuyển trạng thái về SIM không có thông tin thuê bao.
– Trước ngày 15/4: Các SIM đang khóa 1 chiều, có dấu hiệu kích hoạt sẵn phải chuyển trạng thái về SIM không có thông tin thuê bao, xử lý xong tập thuê bao một giấy tờ đứng tên nhiều SIM (từ 4 SIM/1 giấy tờ).
– Từ ngày 15/4: Các doanh nghiệp viễn thông di động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện SIM được phát triển mới không đúng quy định.
Bộ TT&TT giao Thanh tra Bộ tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm với mức xử phạt cao nhất là đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới. Đồng thời, Bộ sẽ có văn bản nhắc nhở doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét việc kỷ luật người đứng đầu của doanh nghiệp vi phạm.
Nhằm hạn chế tình trạng SIM rác tràn lan, các nhà mạng trên toàn quốc đã ngừng bán SIM di động tại đại lý, điểm bán từ ngày 10/9/2023. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng người dân mua được SIM rác tại các đại lý ủy quyềnFrom: các nhà cái tặng tiền. Bên cạnh đó, người dân cũng bị làm phiền, quấy nhiễu bởi cuộc gọi rác.
Lý giải cho tình trạng cuộc gọi rác vẫn còn tồn tại, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT),cho biết quá trình giải quyết phải được thực hiện từng bước. Bộ TT&TT cùng các doanh nghiệp đã liên tục có các giải pháp tháo gỡ, khi xây dựng các giải pháp đó cũng cần phải có các hành lang pháp lý song hành.
“Để giải quyết triệt để tình trạng cuộc gọi rác, cần liên tục có các giải pháp mới, áp dụng công nghệ, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật”, ông Nhã chia sẻ tại cuộc họp.From: miễn phí khi đăng ký 2024